SAMPLING SẢN PHẨM LÀ GÌ ? HÌNH THỨC PHÁT SẢN PHẨM MẪU
Sampling là phát sản phẩm mẫu theo cách hiểu đơn giản nhất. Đây được xem là một trong những cách “chuyển đổi mua hàng” hiệu quả trong tiếp thị. Giữa sự chững lại của rất nhiều hình thức tiếp thị truyền thống tại sao sampling vẫn có “ma lực” mạnh đến như vậy? Làm sao để khai thác tối đa lợi thế của sampling? Sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu hình thức phát sản phẩm mẫu cùng NCA nhé!
Sampling sản phẩm là gì?
Sampling có thể hiểu đơn giản là phát sản phẩm mẫu, là môt hoạt động activation rất phổ biến hiện nay. Đa số các nhãn hàng thuộc ngành hàng FMCG và F&B rất ưa chuộng sử dụng phát sampling để giới thiệu sản phẩm và thương hiệu đến khách hàng mục tiêu. Đây được xem là một trong những cách “chuyển đổi mua hàng” hiệu quả trong tiếp thị.
Sampling có hai loại: Dry (phát nguyên sản phẩm: dầu gội, nước hoa…) và Wet (sản phẩm đã chế biến, chia nhỏ và khách có thể dùng tại chỗ: ví dụ trà giải nhiệt, mì, bánh…). Đây cũng là một trong những hoạt động activation – kích hoạt thương hiệu được ưa chuộng nhất hiện này.
Xem thêm: Cẩm nang tổ chức Lễ ra mắt sản phẩm mới
Dưới đây là một số hình thức phát sampling sản phẩm phổ biết nhất.
Hình thức phát sampling – Face to face
Hình thức này giúp tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng rất hiệu quả. Chẳng hạn như nếu muốn tiếp thị sản phẩm sữa em bé, tã lót thì các thương hiệu sẽ đến bệnh viện. Những mặt hàng về ăn uống, giặt giũ… thì siêu thị, chung cư, chợ sẽ là những nơi tối ưu.
Hình thức phát sampling – Door to door
Là hình thức sampling mà doanh nghiệp đi đến tận nơi khách hàng sinh sống. Hình thức này khá tốn kém và nhiều công sức, nhân viên cũng phải được đào tạo bài bản và trải qua các bài sát hạch. Hiện nay, hình thức này ít được các nhãn hàng lựa chọn do sự rủi ro cao trong quá trình “chào hàng”.
Hình thức phát sampling – Online Sampling
Đây là hình thức tiếp thị khá mới mẻ, tuy nhiên cũng chứng minh được phần nào hiệu quả giúp nâng cao công tác tiếp thị
Mô hình này cho phép người dùng đăng ký online mẫu thử của sản phẩm mà mình quan tâm. Bên cạnh đó, online sampling cũng tiết kiệm được chi phí cho nguồn lực nhân viên tiếp thị hoặc nhân viên tư vấn. Cùng với đó, khi đăng ký nhận mẫu thử khách hàng cũng sẽ cung cấp chi tiết thông tin như: địa chỉ, điện thoại hoặc tình trạng sức khỏe (với hàng dược phẩm). Nhờ đó doanh nghiệp sẽ thu được data khách hàng chi tiết và hệ thống hơn nhiều.
Ngoài ra, cũng rất phù hợp nếu như doanh nghiệp đang cung cấp những sản phẩm có tính nhạy cảm. Vì nhiều người sẽ ngại ngùng nếu nhận những món hàng đó ở nơi công cộng.
Ưu điểm vượt trội của phát sampling sản phẩm
- Khách hàng thường có tâm lý muốn nhận quà miễn phí, chính vì vậy, sampling là hình thức tiếp cận dễ dàng, từ đó đưa sản phẩm, dịch vụ phủ rộng hơn. Giúp thương hiệu hoàn thiện được sản phẩm hơn khi đến người tiêu dùng.
- Chính là một trong những hình thức quảng cáo hiếm hoi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, sampling đem đến lại nhiều ưu điểm vượt trội.
- Nhờ đội ngũ PG mà người tiêu dùng có thể được tư vấn kỹ càng hơn, họ được thuyết phục nhiều hơn nhờ những kiến thức mà PG được đào tạo. Nếu mục đích của Sampling còn là bán hàng thì đội ngũ PG còn là đội sale rất hiệu quả.
- Quảng cáo sampling cũng hạn chế sự cạnh tranh của đối thủ vì rất hiếm khi các thương hiệu cùng “hàng” thực hiện sampling trong cùng một địa điểm. Đây là ưu điểm lớn khi trên digital là hàng ngàn các bài post, banner được “giăng” trên cùng một không gian quảng cáo với hàng loạt các ưu đãi khác nhau. Sampling giúp khách hàng không bị phân tán và tập trung vào sản phẩm của bạn tốt hơn.
Những lưu ý quan trọng khi tổ chức phát sampling sản phẩm
Bạn có thể trả lời những câu hỏi sau trước khi thực hiện một chiến dịch sampling:
- Lựa chọn địa điểm và thời gian như thế nào là phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu?
- Xác định kỹ mục tiêu của chiến dịch là gì: tăng độ nhận diện hay tăng tỉ lệ chuyển đổi? Điều này sẽ giúp bạn có các hướng tổ chức buổi sampling phù hợp với mục đích.
- Bạn theo dõi kết quả event bằng cách nào và từ đó rút ra bài học gì?
- Nếu không phát hết sampling, bạn sẽ có kế hoạch giải quyết như thế nào?
- Sau khi khách hàng dùng thử, bạn có cách kết nối nào thêm với khách hàng hay không?
Một số địa điểm phát sampling sản phẩm thường dùng
Lựa chọn được một địa điểm tổ chức phát sampling phù hợp sẽ mang lại hiệu quả chuyển đổi rất cao vì sản phẩm tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa: Đây là nơi có thể phát bất cứ mặt hàng nào, lại có thể kích thích mua hàng ngay vì hàng hóa có bán sẵn. Đây là nơi phát sampling rất thông dụng cho nên bạn dễ dàng trong việc xin phép, xin báo giá và được hỗ trợ một cách chuyên nghiệp từ chủ địa điểm
- Nhà hàng, quán ăn, quán cafe, quán bar: Phù hợp để mời dùng thử các sản phẩm như đồ uống, thuốc lá, mỹ phẩm…
- Tòa nhà văn phòng: Có thể giới thiệu các loại mỹ phẩm, cafe uống liền, một số tòa nhà bạn có thể chỉ cần lobby lực lượng bảo vệ, tuy nhiên cũng có nhiều tòa nhà bạn cần xin phép Ban quản lý tòa nhà
- Trường học, nhà văn hóa: Có thể cho dùng thử sản phẩm dành cho giới trẻ, thức ăn, đồ uống, đĩa cài đặt phần mềm, game…
- Bệnh viện, trung tâm thể dục, thẩm mỹ viện: Thích hợp để phát các loại sữa, thực phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe, làm đẹp, tăng giảm cân…
- Các hội chợ triển lãm, Event đông người: Một dịp tụ tập đông người là nơi tốt để phát sampling nhưng cần chắc chắn là bạn có sự đồng ý của người tổ chức Event đó để tránh sự ngăn cản làm ảnh hưởng đến kế hoạch.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Sampling Activation. Hy vọng bạn đã thu thập được những thông tin hữu ích giúp cho công việc kinh doanh của mình. Để biết thêm những thông tin chi tiết xin vui lòng theo dõi những bài đăng tiếp theo của NCA nhé .
Tham khảo các bài viết liên quan về Sampling
LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG NCA
Hotline: 028 221 08297
Gmail: info.ncavietnam@gmail.com
Bài viết liên quan: