Brand Guidelines là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược định vị thương hiệu. Việc xây dựng Brand Guideline chuẩn giúp bạn thể hiện thương hiệu một cách đồng nhất và chuyên nghiệp. Ngoài ra nó còn xây dựng sự tin cậy và thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững với khách hàng. Vậy branding guideline là gì? Vai trò của chúng và cách thức xây dựng bộ quy chuẩn thương hiệu chuyên nghiệp như thế nào? Hãy cùng NCA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Brand Guidelines là gì?
Brand Guidelines còn được gọi là Bộ quy chuẩn thương hiệu hay Bộ nhận diện thương hiệu. Đây là những quy tắc và tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp duy trì sự nhất quán trong việc thể hiện thương hiệu. Thông qua hệ thống các dấu hiệu, đặc trưng nhận biết, hình ảnh, thông tin thương hiệu, Brand Guideline định hình cách mà thương hiệu được sử dụng trong chiến dịch marketing, thiết kế, truyền thông và quảng bá.

Một nhà tiếp thị chuyên nghiệp không chỉ nhìn nhận Brand Guideline đơn thuần là logo hay slogan. Thực tế, đó là một hệ thống quy chuẩn bao gồm màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh, tính cách và bản sắc thương hiệu. Những yếu tố này kết hợp với nhau để tạo nên dấu ấn riêng biệt, giúp thương hiệu nổi bật giữa thị trường cạnh tranh.
Xây dựng bộ quy chuẩn thương hiệu hoàn chỉnh đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư thời gian, công sức. Đây cũng chính là thách thức lớn đối với nhiều nhà quản lý thương hiệu, bởi một định hướng rõ ràng sẽ quyết định sự chuyên nghiệp và đồng bộ trong mọi hoạt động truyền thông.
Brand Guideline bao gồm những gì?
Sau khi đã tìm hiểu Branding Guideline là gì, bước tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố tạo nên Brand Guideline. Cụ thể một bộ quy chuẩn thương hiệu bao gồm:
Logo và những quy chuẩn sử dụng logo
Logo thương hiệu đóng vai trò là điểm nhận diện đầu tiên, thể hiện bản sắc độc đáo của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập bộ quy tắc chi tiết về cách thức sử dụng logo để đảm bảo tính nhất quán trong mọi hoạt động truyền thông. Logo guildlines này phải xác định rõ thông số kỹ thuật như tỷ lệ kích thước, bảng mã màu chuẩn, kích thước tối thiểu được phép sử dụng và các phiên bản biến thể. Đặc biệt, cần nêu rõ những điều cấm kỵ trong sử dụng logo như sửa đổi kiểu chữ, thay đổi màu sắc hoặc biến dạng hình dáng logo.
Một bộ logo guildlines toàn diện cần bao gồm các quy tắc thiết kế như: phương pháp đặt logo trên các nền màu đa dạng, hoặc cách xử lý khi đặt logo trên nền phức tạp bằng việc thêm lớp layer trắng, bao khung viền,…

Hệ thống bảng màu sắc thương hiệu
Grab được nhận diện với logo màu xanh lá, Be là màu vàng, Shopee là màu cam,… Mỗi thương hiệu đều có màu sắc riêng để truyền tải thông điệp qua cảm xúc của khách hàng. Không có bảng màu thống nhất, các ấn phẩm truyền thông sẽ trở nên rời rạc, thiếu liên kết, khiến người tiêu dùng khó ghi nhớ thương hiệu.
Trong sổ tay hướng dẫn thương hiệu, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông số màu sắc chính xác: mã hex cho môi trường kỹ thuật số, giá trị CMYK và Pantone cho ấn phẩm in ấn. Do sự chênh lệch khi chuyển đổi giữa hệ màu RGB và CMYK thường xảy ra, việc kiểm tra kỹ lưỡng bảng màu là bước không thể bỏ qua, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra, doanh nghiệp nên quy định rõ các tổ hợp màu được phép sử dụng và hiệu ứng phù hợp, tránh tình trạng lạm dụng màu sắc gây rối mắt.

Quy định về font chữ
Font chữ không chỉ là công cụ truyền tải nội dung mà còn góp phần tạo dựng phong cách của thương hiệu. Một font chữ phù hợp sẽ giúp thương hiệu trông chuyên nghiệp hơn và tạo cảm giác tin cậy trong mắt khách hàng.
Thương hiệu cần quy định rõ font chữ chính, font chữ bổ trợ, cũng như cách sử dụng chúng trong các loại tài liệu. Chẳng hạn, tiêu đề nên sử dụng font chữ nổi bật, dễ đọc, trong khi phần nội dung có thể chọn font đơn giản, dễ nhìn.
Ngoài ra, các yếu tố như kích thước chữ, khoảng cách giữa các ký tự, khoảng cách dòng và cách căn chỉnh cũng cần được tiêu chuẩn hóa. Điều này giúp đảm bảo tính thẩm mỹ trong thiết kế và giữ được sự đồng nhất trên tất cả các nền tảng truyền thông.

Nguyên tắc sử dụng hình ảnh
Brand guildline cũng bao gồm các quy chuẩn hình ảnh để đảm bảo sự thống nhất trong cách thể hiện nội dung. Bộ quy chuẩn thương hiệu nên xác định rõ tiêu chí đối với hình ảnh, minh họa, biểu tượng và các yếu tố đồ họa khác. Điều này bao gồm quy định về tông màu, cách xử lý màu sắc, bố cục và phong cách tổng thể. Nhờ đó, tất cả hình ảnh sử dụng trong nhận diện thương hiệu đều có sự nhất quán, góp phần tạo nên bản sắc thương hiệu chuyên nghiệp và đồng bộ.
Chẳng hạn đối với Apple, các poster, banner hay ads của họ luôn chọn phong cách tối giản, sắc nét và hiện đại. Họ sử dụng tông màu trung tính, ánh sáng tự nhiên và bố cục tinh tế để làm nổi bật sản phẩm. Hay như Coca-Cola ưu tiên hình ảnh mang màu sắc tươi sáng, đặc biệt là sắc đỏ thương hiệu. Các bức ảnh thường thể hiện cảm xúc tích cực, sự gắn kết và niềm vui. Đó là lý do bạn thường thấy chủ đề quảng cáo của Coca cola tại Việt Nam thường là về Tết sum vầy, sự quây quần gia đình.

Giọng điệu truyền thông – Tone of Voice
Giọng điệu và phong cách ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính thương hiệu. Doanh nghiệp cần mô tả rõ cách thương hiệu muốn xuất hiện trong các hoạt động giao tiếp với khách hàng. Điều này bao gồm việc xác định từ ngữ, cách diễn đạt và phong cách viết phù hợp để đảm bảo sự nhất quán trong thông điệp truyền tải.
Ví dụ, nếu thương hiệu muốn xây dựng hình ảnh thân thiện, giọng văn nên nhẹ nhàng, gần gũi và mang tính đối thoại. Ngược lại, nếu hướng đến sự chuyên nghiệp và uy tín, phong cách ngôn ngữ cần thể hiện sự tự tin, trang trọng và giàu tính chuyên môn.

Vai trò của Brand Guidelines là gì?
Hiểu khái niệm về Brand Guidelines chỉ là bước khởi đầu. Quan trọng hơn, doanh nghiệp cần nhận thức rõ ảnh hưởng của bộ quy chuẩn này đến mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh. Vậy Brand Guidelines đóng vai trò gì trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu?
Bảo tồn nhận diện thương hiệu
Brand Guidelines đóng vai trò định hướng cách sử dụng các yếu tố nhận diện thương hiệu như logo, màu sắc, kiểu chữ và hình ảnh. Nhờ đó, thương hiệu của bạn luôn được thể hiện một cách đồng nhất trên mọi nền tảng, từ tài liệu in ấn đến truyền thông kỹ thuật số. Điều này không chỉ tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Tiết kiệm thời gian và ngân sách
Sở hữu Brand Guideline chi tiết giúp tối ưu hóa quy trình thiết kế và triển khai chiến dịch marketing. Thay vì mất thời gian định hướng phong cách cho từng dự án, đội ngũ sáng tạo chỉ cần tuân theo tiêu chuẩn có sẵn để đảm bảo tính đồng bộ. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất.
Hơn nữa, một bộ quy chuẩn thương hiệu chuyên nghiệp là nền tảng cho chiến lược truyền thông. Khi thương hiệu xuất hiện nhất quán trên nhiều nền tảng, từ website, mạng xã hội đến quảng cáo, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ. Sự lặp lại này giúp thương hiệu in sâu vào tâm trí người tiêu dùng, nâng cao nhận diện và trở thành lựa chọn hàng đầu. Đây là cách tối ưu ngân sách marketing mà vẫn đạt hiệu quả bền vững.

Hướng dẫn cách sử dụng thương hiệu
Brand Guidelines (hay còn gọi là Brand Style Guide) cung cấp những quy chuẩn cụ thể về cách sử dụng thương hiệu đúng cách. Đây là tài liệu quan trọng giúp nhân viên, đối tác và các đơn vị liên quan hiểu và áp dụng thương hiệu một cách chính xác, tránh tình trạng sử dụng sai lệch làm ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp.
Tạo dựng sự tin cậy với khách hàng
Một hệ thống thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán giúp tạo sự liên kết với khách hàng. Khi họ thấy thương hiệu của bạn xuất hiện đều đặn và chuyên nghiệp, họ cảm thấy tự tin hơn trong việc tương tác và kết nối với bạn.
Và điều quan trọng nhất, brand guide template giúp thương hiệu của bạn trở nên độc đáo và dễ nhận diện trong thị trường cạnh tranh.
Bí quyết tạo nên Brand Guidelines thành công
Tạo ra một Brand Guidelines hiệu quả đòi hỏi sự tỉ mỉ, tập trung và hiểu biết sâu về thương hiệu của bạn. Dưới đây là cách làm brand guidelines chuẩn xác nên biết:
Tìm hiểu kỹ về thương hiệu của bạn
Để xây dựng một bộ Brand Guideline, trước tiên, bạn cần hiểu rõ thương hiệu của mình. Điều này không chỉ thể hiện qua logo hay hình ảnh nhận diện mà còn bao gồm việc xác định giá trị cốt lõi, mục tiêu và tầm nhìn thương hiệu.
- Giá trị cốt lõi: Đây là những nguyên tắc và triết lý mà thương hiệu theo đuổi. Chẳng hạn như cam kết về chất lượng, sự đổi mới hoặc sứ mệnh tạo ra giá trị tích cực cho cộng đồng.
- Mục tiêu thương hiệu: Xác định thương hiệu đang hướng đến điều gì; Mở rộng thị trường, xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng hay thay đổi nhận thức về một ngành nghề cụ thể.
- Tầm nhìn: Là định hướng dài hạn mà thương hiệu muốn đạt được trong tương lai. Từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng brand guildlines phù hợp tham vọng và sứ mệnh này.
- Điểm mạnh và điểm yếu: Hiểu rõ ưu và nhược điểm giúp thương hiệu phát huy lợi thế cạnh tranh, đồng thời cải thiện những hạn chế để phát triển bền vững.

Xác định các yếu tố thương hiệu cốt lõi
Sau khi hiểu rõ về thương hiệu, bước tiếp theo là xác định những yếu tố quan trọng giúp định hình hình ảnh thương hiệu và xây dựng một Brand Guidelines nhất quán.
- Màu sắc thương hiệu: Lựa chọn bảng màu chính và màu phụ, đồng thời quy định rõ mã màu Pantone, HEX, RGB, CMYK để đảm bảo sự đồng nhất trong mọi ấn phẩm truyền thông.
- Logo: Xác định các phiên bản logo, quy định kích thước tối thiểu, khoảng cách an toàn và cách sử dụng trên các nền tảng khác nhau.
- Font chữ: Chỉ định font chữ chính, font chữ phụ và cách áp dụng chúng cho tiêu đề, nội dung văn bản,…
- Hình ảnh thương hiệu: Định hướng phong cách hình ảnh, bao gồm loại hình ảnh nên sử dụng (chụp thực tế, minh họa, icon), cách chỉnh sửa và xử lý để giữ vững sự nhất quán trong thiết kế.
>>> Mời bạn xem thêm:
Tiếp Thị Là Gì ? Tất Cả Những Gì Cần Biết Về Ngành Tiếp Thị
Branding Là Gì ? Tìm Hiểu Đầy Đủ Và Chi Tiết Về Branding
Chạy Sự Kiện Là Gì? Công Việc Và Kỹ Năng Cần Thiết
Đảm bảo tính ứng dụng cao
Để đảm bảo Brand Guideline có tính ứng dụng cao, doanh nghiệp cần trình bày tài liệu một cách rõ ràng và dễ hiểu, giúp đội ngũ thiết kế, marketing và đối tác dễ dàng áp dụng. Việc cung cấp các ví dụ minh họa cụ thể sẽ hỗ trợ việc triển khai nhất quán trên các nền tảng truyền thông. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, trực quan và sắp xếp thông tin logic giúp người dùng nhanh chóng nắm bắt và thực hiện theo hướng dẫn.
Đồng thời, việc cập nhật thường xuyên Brand Guidelines để phản ánh những thay đổi mới nhất của thương hiệu cũng rất quan trọng trong việc duy trì sự nhất quán và hiệu quả trong truyền thông.

Việc xây dựng Brand Guidelines khoa học giúp doanh nghiệp duy trì sự nhất quán trong truyền thông. Ngoài ra, nó còn giúp bảo vệ giá trị thương hiệu, tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và đối tác. Đầu tư phát triển Brand Guidelines chuyên nghiệp là bước đi chiến lược, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bài viết liên quan: